Ngày tết mua gì ? Những Món Đồ Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam

Tết Cổ truyền là ngày lễ được người Việt Nam dùng để chào mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngày lễ này được tính theo Âm lịch và tuy rằng thời khắc chuyển giao giữa hai năm chỉ có vài phút nhưng người Việt ăn Tết cổ truyền trong nhiều ngày. Xưa kia, Tết cổ truyền có khi kéo dài từ tháng 12 tới hết tháng 3 âm lịch.

Vào dịp Tết Cổ truyền, người Việt dù làm ăn xa đến đâu cũng cố gắng quay về quê hương để quây quần bên gia đình đón năm mới. Sau đó, vào những ngày Tết, người Việt bỏ hết công việc, để tâm hồn được thoải mái, thư giãn và vui chơi, đi chúc Tết lẫn nhau. Rất nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp Tết Cổ truyền tùy theo đặc trưng của từng địa phương.

Bên cạnh đó, Tết Cổ truyền còn là dịp để người Việt bày tỏ lòng thành kính đối với Trời Đất, các vị thần linh và lòng hiếu đạo đối với tổ tiên, những người đã khuất. Do đó, vào dịp lễ này, người Việt có nhiều nghi lễ và phong tục, tập quán cúng bái khá đặc sắc. Tùy theo từng tôn giáo, tín ngưỡng mà các nghi lễ và phong tục này có sự khác nhau riêng.

Hơn nữa, Tết Cổ truyền cũng là dịp để mọi người trút bỏ những muộn phiền, thất bại, âu lo của năm cũ và tin tưởng, hi vọng vào năm mới sẽ may mắn, thành công hơn. Với tất cả các ý nghĩa trên, người Việt chuẩn bị Tết Cổ truyền rất công phu, trang hoàng nhà cửa đẹp đẽ, nấu nhiều món ăn ngon và thực hiện các phong tục truyền thống để cầu may.

Chính vì ngày tết quan trọng như vậy nên việc chuẩn bị mua sắm cho ngày tết cũng vô cũng quan trọng. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với độc giả một số món đồ trong ngày tết mà mọi người không thể thiếu

1 Đồ cúng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Ngày Tết chắc chắn thứ bắt buộc phải có đó là đồ cúng. Đồ cúng bao gồm nhang, hương, quần áo cúng, giấy tiền vàng bạc. Đối với phong tục của người Việt ta, đây là điều bắt buộc, chúng ta quan niệm rằng năm mới không chỉ người sống mà người mất và các vị thần cũng cần được sắm sửa và đón năm mới. Tầm những ngày 21, 22 âm lịch bạn nên chọn mua đồ cúng cho ông công ông táo là vừa, theo phong tục Việt Nam, ngày 23 tháng chạp bạn cần phải cúng đưa ông táo lên trời.

Việc chuẩn bị đồ cúng còn thể hiện sự tưởng nhớ và niềm tin, mong ước được phù hộ cho một năm mới an khang thịnh vượng, mọi điều suôn sẻ.

2 Mâm ngũ quả

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Làm sao mà ngày Tết lại thiếu mâm ngũ quả trên bàn thờ được. Nó mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ và luôn là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta.

Bạn nên mua trái cây vào ngày 29 để đặt lên bàn thờ vì nếu mua quá sớm thì trái cây nhanh bị hỏng hơn, nhất là khi bạn phải để trên bàn thờ nhiều ngày. Một số loại trái cây bạn nên mua như chuối, mãng cầu, dừa, đu đủ, cau, quất,… tùy phong tục mỗi vùng miền.

Tham khảo thêm: 23 status hết Tết vui, hài hước để đăng Facebook, TikTok

3 Hoa cúng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hoa cúng trên bàn thờ ông công ông táo, bàn thờ gia quy vốn vào những ngày 15 âm hay 30, mùng 1 âm đã quan trọng. Nay ngày Tết còn quan trọng hơn rất nhiều, đây là thứ không thể thiếu.

Hoa cúng sẽ được đặt trên bàn thờ từ trước ngày 30 Tết và để cho đến sau mùng 3. Tùy gia đình có thói quen hạ đồ trên bàn thờ xuống vào ngày nào thì hoa sẽ để lâu hơn. Chính vì thế nên lựa những loại hoa chưa nở, lâu héo để có thể chưng được lâu. Nên mua hoa vào ngày 29 âm là hợp lý nhất.

4 Thực phẩm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sẽ thật tệ nếu như ngay mùng 1 nhà bạn đã hết thực phẩm. Ngày nay vào dịp tết, chợ cũng như các hệ thống cửa hàng đã mở cửa sớm để phục vụ nhu cầu của người dân. Nhưng nếu bạn không chủ động chuẩn bị trước thực phẩm cho vài ngày đầu năm thì sẽ rất phiền phức. Bởi phải cúng nhiều lần, trước giao thừa, cúng giao thừa, cúng sáng mùng 1, hay những bữa tiệc khi khách tới nhà. Nếu để tình trạng này xảy ra thì thật không hay đúng không nào. Vì vậy hãy chuẩn bị thực phẩm đầy đủ nhé.

Với những món nhà làm như chả giò, thịt đông, giò thủ, thịt kho, dưa chua, dưa muối… bạn nên chuẩn bị sẵn nguyên liệu cho vài ngày để có thể sử dụng bất kỳ lúc nào cần thiết mà không phải lo lắng đi tìm chỗ mua. Đừng để sự chủ quan khiến bạn nên đau đầu vì thiếu thực phẩm trong ngày Tết nhé.

5 Bao lì xì

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Thấy bao lì xì như thấy Tết, vì thế đừng tiếc vài chục ngàn để mua bao lì xì nhé. Việc đựng tiền trong bao lì xì trông sẽ lịch sự hơn và người nhận cũng cảm thấy vui hơn nhờ màu sắc sặc sỡ của nó.

Tuy nhiên hãy lưu ý rằng, mỗi năm nhà sản xuất sẽ sản xuất những mẫu mới để phù hợp với năm đó, vì vậy bạn nên kiểm tra kỹ để tránh mua phải bao lì xì của năm cũ, điều này rất không hay trong năm mới.

6 Tiền lì xì

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có bao lì xì thì không thể thiếu được tiền lì xì. Trước Tết bạn hãy chuẩn bị tiền với đủ các mệnh giá để không bị khó xử trong những tình huống khác nhau, chẳng hạn như muốn lì xì hay mừng tuổi nhưng trong ví chỉ còn tiền với mệnh giá lớn.

Một điểm quan trọng mà bạn phải để ý đó là cần phải dùng tiền mới để làm tiền lì xì, bạn nên đi đổi tiền trước Tết, có thể tại các ngân hàng, hoặc bất cứ ai bạn có thể đổi tiền mới. Đừng để bản thân rơi vào những tình huống trớ trêu này nhé.

7 Bánh kẹo Tết

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Bánh kẹo Tết tết thể hiện trọn vẹn những mong muốn cho một năm tràn ngập yêu thương và thuận lợi trong tình cảm, vì vậy đây là một trong những thứ cần có vào ngày Tết. Trẻ con rất thích bánh kẹo vào ngày Tết, dù những thứ này không phải hiếm có, nhưng nó tạo nên sự vui vẻ, mọi người cùng ăn bánh kẹo và trò chuyện với nhau trong những ngày đầu năm thì còn gì bằng. Bánh kẹo Tết nên mua trước Tết khoảng 1 tháng vì nhiều loại phong phú.

8 Quà Tết

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dịp Tết còn là dịp để chúng ta thể hiện sự tri ân đối với người thân, cha mẹ, anh em, những người thân thiết. Vì thế khi đi chúc Tết, quà Tết sẽ là thứ giúp mọi người gắn kết và thể hiện tình cảm với nhau hơn.

Bạn có thể tặng giỏ quà Tết, trà, ấm chén, cây hoa cho cha mẹ, người thân vào những ngày trước Tết để họ có thể sử dụng được hoặc chưng trên bàn cho sang trọng và đẹp mắt. Nếu đã vào trong dịp Tết, bạn có thể tặng rượu vang hoặc bia, nước ngọt cho bạn bè, đồng nghiệp để cùng thưởng thức sẽ tạo không khí vui vẻ hơn.
9 Mứt Tết

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày Tết mà thiếu đi mứt thì chẳng còn không khí đầu xuân nữa. Tuy chỉ là món ăn vặt, nhưng nó lại là một trong những đặc trưng của ngày Tết. Mỗi loại mứt không chỉ mang màu sắc, hương vị khác nhau khiến ai nấy đều thích thú mà chúng còn mang ý nghĩa riêng thể hiện cho mong muốn về một năm mới tốt lành.

10 Hoa Tết

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mùa xuân là thời điểm trăm hoa đua nở. Nhìn thấy mai, đào, quất là đã thấy nhộn nhịp không khí Tết rồi. Vì vậy mỗi nhà nên có vài chậu cây cảnh hoặc chậu hoa nhỏ để cái Tết ý nghĩa hơn. Một số loại cây hoa với màu sắc sặc sỡ và mang ý nghĩa tốt như hoa ly, cây phát tài, cúc vạn thọ,… Hoặc bạn có thể tham khảo những loại cây đẹp ở các chợ hoa Tết. Bạn không nên để sát 30 Tết mới mua cây cảnh, hoa Tết. Thời điểm đẹp nhất để mua hoa vào khoảng 21, 22 âm vì đây là lúc các chợ hoa mới đưa về nhiều loại và đủ kích cỡ, đủ các kiểu, dáng cây đẹp cho bạn lựa chọn.

Trước khi mua sắm đồ Tết. Bạn nên vạch ra chi tiết cần mua những thứ gì và căn chỉnh chi tiêu cho hợp lý để tránh dư thừa lãng phí và tốn ngân sách.