13 DẤU HIỆU cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu Canxi

Theo tìm hiểu của Thuocsuckhoe.net: Canxi không chỉ cần cho xương mà còn giữ nhiều vai trò quan trọng cho các hoạt động khác của cơ thể. Nếu bạn thấy xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây thì chắc chắn cơ thể đang thiếu hụt canxi.

THIẾU CANXI LÀ GÌ?

Canxi là 1 trong những khoáng chất quan trọng đối với cơ thể con người. Không chỉ là thành phần chính cấu tạo nên xương răng, giúp xương răng chắc khỏe, canxi còn tham gia vào nhiều hoạt động chức năng khác như quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, đông máu, miễn dịch…

Khi nồng độ canxi trong máu giảm, canxi được huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi máu. Cơ thể thiếu hụt canxi kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy về răng, loãng xương, chậm phát triển chiều cao, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy…

NGUYÊN NHÂN THIẾU CANXI:

Có 2 nhóm nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu canxi đó là: 

– Suy dinh dưỡng: Khẩu phần và chế độ ăn uống hàng ngày không đủ canxi và thiếu vitamin D.

– Do rối loạn chuyển hóa canxi: lão hóa, rối loạn nội tiết tố, thiếu vận động hoặc mắc một số bệnh lý .

THIẾU CANXI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Do có tầm quan trọng đặc biệt nên khi cơ thể thiếu canxi sẽ gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển. Cụ thể:

1. Đối với thai nhi:

Thai phụ thiếu canxi trong quá trình mang thai sẽ khiến thai nhi:

– Nguy cơ suy dinh dưỡng.

– Bị còi xương.

– Dị tật xương bẩm sinh.

– Chứng khò khè bẩm sinh.

2. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thiếu canxi sẽ:

– Ở mức độ thiếu canxi nhẹ: Trẻ sẽ bị khó ngủ, cáu gắt, giật mình quấy khóc đêm, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, khả năng tập trung kém nên học hành sa sút…

– Ở mức độ thiếu canxi nặng: Thiếu canxi gây khó thở hoặc thiếu canxi bị co giật có thể xảy ra. Khi thiếu canxi kéo dài, trẻ sẽ còi xương, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

3. Đối với người trưởng thành:

Đối với người trưởng thành, nhất là phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh và người cao tuổi, thiếu canxi kéo dài sẽ gây ra các hệ lụy như:

– Giảm trọng lượng xương.

– Tăng quá trình tiêu xương.

– Bệnh xốp xương, loãng xương.

– Tăng huyết áp.

– Hệ thần kinh suy nhược.

– Hay quên.

– Tinh thần và tâm lý không ổn định.

– Thiếu canxi gây mất ngủ, ngủ mơ hoặc ngủ li bì.

– Dễ cáu gắt.

– Đau đầu.

– Tính tình thay đổi thất thường.

– Nếu thiếu canxi huyết sẽ gây hội chứng hạ canxi huyết.

DẤU HIỆU CHO BIẾT BẠN ĐANG THIẾU CANXI:

1. Bị chuột rút

Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.

2. Mất ngủ

Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ. Một số trường hợp, người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.

3. Da khô

Khi da bạn trở nên khô hơn bình thường, hãy quan tâm hơn đến dinh dưỡng bạn nhé, có thể bạn đang bị thiếu canxi đấy.

4. Sâu răng, chậm mọc răng

Canxi cũng là một thành phần quan trọng của răng. Do dó, thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng. Trẻ em thiếu canxi có thể mọc răng trễ hơn so với các bé cùng tuổi.

5. Móng tay yếu và dễ gãy

Móng tay cũng yêu cầu có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.

6. Dậy thì muộn

Dậy thì muộn ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu thiếu canxi. Ngoài dậy thì muộn ở tuổi thiếu niên, các vấn đề về kinh nguyệt cũng là những dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, ví dụ như bị chuột rút trước giai đoạn hành kinh.

7. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên

Những triệu chứng bạn thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung ....xuất hiện nhiều hơn thường lệ. Điều này có liên quan đến canxi, chúng sẽ giảm đi nếu bạn chú ý cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể.

8. Chóng mặt

Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Nếu xét nghiệm rất khó biết được là có bị thiếu canxi hay không. Vì khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống bạn cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi canxi trong máu bị giảm xuống thì tuyến Cận giáp (ở cổ) sẽ báo lên thần kinh trung ương là trong máu đang bị thiếu canxi, khi đó thần kinh trung ương sẽ điều tiết lượng canxi trong xương (nghĩa là cho đường huyết vay canxi từ xương). Do vậy sau khoảng vài chục giây là sẽ hết các hiện tượng trên. Và nếu khám thì khó phát hiện.

9. Hay cáu

Khi thiếu canxi thường biểu hiện bằng triệu chứng loãng xương, thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường.

10. Chứng loãng xương

Loãng xương, có lẽ là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác mà dựa vào nó.

11. Cao huyết áp

Huyết áp cao cũng được xem là một trong các triệu chứng thiếu hụt canxi. Bởi vì các kho dự trữ canxi trong cơ thể cần thiết cho các hoạt động của hệ thống tim mạch để hệ thống này làm việc một cách thích hợp. Vì vậy, theo dõi chức năng tim cũng như mức độ canxi là vấn đề vô cùng quan trọng.

12. Các vấn đề về đại tràng

Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không đầy đủ canxi và các yếu tố khác, do chế độ ăn uống hoặc do di truyền. Chọn chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo giàu canxi có thể mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư ruột kết.

13. Vấn đề về thần kinh

Bởi vì lượng canxi kết hợp với magiê và vitamin D có tác dụng điều chỉnh các xung điện của cơ thể, giảm các cơn co giật cơ và co thắt có thể xảy ra nếu cơ thể ở mức độ canxi không phù hợp.